UỶ BAN NHÂN DÂNXÃ KHÁNH THỦY
Số: 121 /KH-UBND | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
Khánh Thủy, ngày 16 tháng 12 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
Cải cách hành chính xã Khánh Thủy, giai đoạn 2021-2030
Thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 25/11/2021 của UBND huyện về cải cách hành chính xã Khánh Thủy giai đoạn 2021-2030.
UBND xã Khánh Thủy ban hành Kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) xã giai đoạn 2021-2030 như sau:
Cụ thể hóa việc tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả, đạt mục tiêu Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 25/11/2021 của UBND huyện về cải cách hành chính xã huyện Yên Khánh giai đoạn 2021-2030, góp phần xây dựng nền hành chính ở xã Khánh Thủy dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở xã.
1.2. Các mục tiêu cụ thể
a) Về cải cách thể chế
- Phấn đấu đến năm 2025: Phối hợp tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của tỉnh về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức; về phát triển kinh tế và về chuyển đổi số.
- Phấn đấu đến năm 2030: Vận hành có hiệu quả thể chế của nền hành chính hiện đại, thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế của xã Khánh Thủy.
b) Về cải cách thủ tục hành chính - Phấn đấu đến năm 2025:
+ Năm 2021, số hoá kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của xã đạt tỷ lệ tối thiểu 15%; giai đoạn 2022 - 2025, mỗi năm tăng tối thiểu 20% cho đến khi đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.
+ Rà soát, đề nghị các cấp, các ngành cắt giảm, đơn giản hoá điều kiện kinh doanh, hướng đến mục tiêu của tỉnh là giảm tối thiểu 20% số quy định và chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh.
+ Triển khai quy trình số hoá hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã và bộ phận một cửa liên thông huyện.
+ Tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận. 100% hồ sơ TTHC đã giải quyết thành công được số hoá, lưu trữ và có giá trị tái sử dụng.
+ Tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết TTHC được luân chuyển trong nội bộ giữa cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử.
+ Tối thiểu 80% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên.
+ 100% TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước được công bố, công khai và cập nhật kịp thời.
+ 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC trước đó mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.
+ Năng suất tiếp nhận hồ sơ trung bình của 01 nhân sự trực tại Bộ phận Một cửa xã tối thiểu là thiểu là 800 hồ sơ/năm (trừ trường hợp tổng số hồ sơ tiếp nhận trong năm/01 bộ phận một cửa ít hơn chỉ tiêu trên).
+ Giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp xuống trung bình tối đa 15 phút/ lượt giao dịch. Mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công đạt từ 95% trở lên.
- Phấn đấu đến năm 2030:
+ 100% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến, trong đó tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 50% trở lên.
+ Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 80%.
+ 90% số lượng người dân, doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền.
+ Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt tối thiểu 95%, trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết TTHC lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 90%.
c) Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính - - Phấn đấu đến năm 2025:
+ Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng công chức chuyên môn, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các công chức trong hệ thống hành chính nhà nước.
+ Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của công chức đạt tối thiểu 90%. Mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công lập đạt trên 90%.
- Phấn đấu đến năm 2030:
+ Tiếp tục phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước cung ứng dịch vụ công cơ bản thiết yếu.
+ Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của công chức chuyên môn đạt tối thiểu 95%. Mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công lập đạt trên 95%.
d) Về cải cách chế độ công vụ - Phấn đấu đến năm 2025:
+ Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức xã có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.
+ Phấn đấu 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, được chuẩn hóa về lý luận chính trị, kỹ năng làm việc theo yêu cầu nâng cao và quy định mới của Trung ương.
- Phấn đấu đến năm 2030:
Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức xã Khánh Thủy chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý; đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, trong đó:
+ 25% - 35% số lãnh đạo UBND xã có đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
+ 100% công chức xã có trình độ đại học và sau đại học (trừ các chức danh công chức cấp xã theo quy định của pháp luật chuyên ngành).
+ 90% cán bộ xã có trình độ từ cao đẳng trở lên và được chuẩn hóa về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc.
đ) Cải cách tài chính công
- Đến năm 2025, tiếp tục phối hợp rà soát, đổi mới cơ chế quản lý.
- Đến năm 2030, tiếp tục thực hiện việc đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính. Xây dựng phương án tự chủ tài chính. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chú trọng trách nhiệm giải trình về thực hiện cơ chế tự chủ và cơ chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện tự chủ đúng nhiệm vụ được giao.
e) Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số Phấn đấu đến năm 2025:
+ 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
+ 100% văn bản (trừ văn bản mật theo quy định) trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số theo quy định.
+ 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền được tích hợp, kết nối với hệ thống thông tin báo cáo của huyện, tỉnh và liên thông với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
+ Duy trì Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến hoạt động ổn định, hiệu quả. Đảm bảo sẵn sàng kết nối phục vụ 100% cuộc họp trực tuyến của cấp tỉnh, huyện, xã.
+ 60% hồ sơ công việc tại xã được quản lý, xử lý và luân chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
+ 50% hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
+ Thực hiện tiếp nhận, chuyển và xử lý báo cáo trên hệ thống Quản lý văn bản và điều hành ở xã; đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành, theo dõi, đôn đốc, giám sát công chức thực hiện về tiến độ.
- Phấn đấu đến năm 2030:
+ 100% dịch vụ công đáp ứng yêu cầu được cung cấp trực tuyến mức độ 4, được thực hiện truy cập trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.
+ 70% hồ sơ công việc tại xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
+ 70% hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
+ Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; tỷ lệ người dân có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%; 100% người dân được tiếp cận với các dịch vụ của chính quyền số, đô thị thông minh.
+ Góp phần đưa chỉ số chuyển đổi số của tỉnh Ninh Bình phấn đấu đến năm 2030 nằm trong top 15 cả nước.
g) Công tác chỉ đạo, điều hành
- Phấn đấu đến năm 2025: Chỉ số CCHC (PAR INDEX) của xã phấn đấu duy trì trong top 1 huyện.
- Phấn đấu đến năm 2030: Chỉ số CCHC (PAR INDEX) của xã phấn đấu duy trì trong top 1 huyện.
2.1. Kế hoạch đề ra phải trên cơ sở bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC được giao tại Nghị quyết số 76/NQ-CP; 146/KH-UBND ngày 25/11/2021 của UBND huyện, phù hợp với điều kiện thực tiễn và định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của xã Khánh Thủy.
2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả sản phẩm đề ra phải cụ thể, khả thi, đem lại kết quả cao khi triển khai thực hiện.
2.3. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC. Nâng cao chất lượng toàn diện triển khai CCHC tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp từ huyện đến xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
Nhiệm vụ, hoạt động, kết quả, sản phẩm cụ thể của Kế hoạch theo Phụ lục chi tiết đính kèm Kế hoạch này.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1- Nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách xã đảm bảo theo phân cấp, được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm cho công tác CCHC và các nguồn khác theo quy định của pháp luật để triển khai Kế hoạch.
2- Thực hiện việc lập dự toán, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện công tác CCHC theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
1.1. Tham mưu cho UBND xã xây dựng và triển khai kế hoạch CCHC hằng năm và từng giai đoạn; theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ CCHC. Định kỳ, tham mưu việc đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch, báo cáo kết quả về Phòng Nội vụ, UBND huyện theo quy định. Đến năm 2025, tham mưu việc sơ kết, đến năm 2029 tham mưu việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.
1.2. Tham mưu việc triển khai các nội dung cải cách tổ chức bộ máy hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức; thực hiện công tác CCHC của lĩnh vực mình phụ trách.
1.3. Tổ chức theo dõi, đánh giá định kỳ kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC theo hướng toàn diện, đa chiều, công khai, minh bạch, tăng cường ứng dụng CNTT, truyền thông trong đánh giá. Tham mưu tổ chức đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, trên các nội dung quản lý nhà nước khác nhau.
1.4. Tham mưu xây dựng kế hoạch CCHC hằng năm và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ.
1.5. Tham mưu công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức thực hiện công tác CCHC xã.
1.6. Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; công tác sáng kiến trong CCHC.
2.1. Hằng năm, tham mưu cho UBND xã bố trí kinh phí thường xuyên thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định hiện hành.
2.2. Tham mưu triển khai các nội dung về cải cách tài chính công.
3. Công chức tư pháp – hộ tịch: Tham mưu thực hiện nội dung cải cách thể chế. Triển khai có hiệu quả Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đảm bảo đúng quy định của Bộ Tư pháp và thống nhất với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
4.1. Tham mưu thực hiện nội dung xây dựng Chính phủ quyền điện tử, chuyển đổi số.
4.2. Tham mưu tổ chức tuyên truyền, phổ biến về mục đích, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch, đẩy mạnh thực hiện, hoàn thành các mục tiêu về chuyển đổi số trong CCHC. Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch của UBND tỉnh, UBND huyện về cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030, đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.
Căn cứ nhiệm vụ quy định tại Kế hoạch này xây dựng kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đạt mục tiêu, yêu cầu Kế hoạch đề ra và gắn với việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số. Định kỳ, báo cáo UBND xã (qua Văn Phòng HĐND&UBND xã) kết quả thực hiện theo quy định./.
Nơi nhận: - UBND huyện; - Phòng Nội vụ; - Thường trực Đảng uỷ xã; - Thường trực HĐND xã; - Lãnh đạo UBND xã; - Công chức chuyên môn; - Các ban, ngành, đoàn thể - Lưu: VP. | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH
Tạ Đức Chính |
Dữ liệu đang được cập nhật
Truy cập: 16280
Trực tuyến: 1
Hôm nay: 14